Thường khi nhắc đến vấn đề suy giảm trí nhớ thì nhiều người nghĩ rằng tình trạng này chỉ xảy ra ở những người già, người cao tuổi. Thực tế, tình trạng trí nhớ kém hiện nay còn xảy ra ở những người trẻ với mức độ càng ngày càng tăng. Vậy nguyên nhân trí nhớ kém ở trẻ là gì? Hậu quả ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ? Các cách khắc phục ba mẹ giúp trẻ tiếp thu nhanh, trí nhớ tốt là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể giải quyết mọi thắc mắc nhé!
Các nguyên nhân trí nhớ kém ở trẻ
Khi cuộc sống phát triển rất nhanh và có nhiều các tác động tiêu cực của môi trường bên ngoài như hện nay thì bệnh suy giảm trí nhớ ở trẻ có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ. Có không ít các tác nhân gây ảnh hưởng đến trí não của trẻ và là nguyên nhân gây trí nhớ kém.
Trẻ bị sinh non
Tình trạng trẻ bị sinh non là nguyên nhân phổ biến gây trí nhớ kém, trẻ bị sinh non thường có sức đề kháng yếu nên thường xuyên đau ốm, khiến trí nhớ bị suy giảm, khả năng tiếp thu, tập trung, phản ứng và ghi nhớ của trẻ hơn các trẻ phát
Thiếu dưỡng chất và nếp sống sinh hoạt không lành mạnh
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến trẻ suy giảm trí nhớ đó là do không được cung cấp các dưỡng chất cần thiết và có ích cho quá trình phát triển, ghi nhớ của não bộ.
Ngoài ra, nếp sống sinh hoạt không lành mạnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng suy nghĩ của trẻ. Trẻ em nếu không được ngủ đủ giấc, ăn uống đúng giờ sẽ khiến cho khả năng tập trung, ghi nhớ bị giảm sút trầm trọng.
Nguyên nhân trí nhớ kém do các bệnh về tâm lý
Xuất phát từ tình trạng như bố mẹ thường so sánh trẻ với bạn bè cùng trang lứa hoặc các bé khác giỏi hơn gây ra cảm giác tự ti, lo sợ, căng thẳng, thất vọng cho trẻ trí nhớ kém.
Khi trẻ gặp các vấn đề về tâm lý thì lại luôn trong trạng thái lo sợ bố mẹ, thầy cô, thường xuyên bị quát mắng, phạt khi không hoàn thành bài tập được giao.
Một số nguyên nhân trí nhớ kém khác ở trẻ
Trẻ có thể từng bị tổn thương não bộ khiến chấn động khu vực lưu trữ ký ức hoặc do các tác động xấu từ môi trường. Trẻ phải tiếp xúc với môi trường nồng nặc khói thuốc, các chất kích thích thì chắc chắn não bộ sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng, làm não bị tê liệt hoặc xảy ra nhiều xung đột dẫn đến bị suy giảm trí nhớ.
Một vài nguyên nhân trí nhớ kém ở trẻ có thể do khối lượng kiến thức bài vở của trẻ vượt quá khả năng tiếp thu, ghi nhớ của con khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, áp lực. Hoặc do trẻ không thích bị gò ép, không hứng thú với học tập nên từ chối tiếp nhận kiến thức.
Hậu quả của tình trạng trí nhớ kém ở trẻ em
Trẻ sẽ bị suy giảm khả năng tập trung, ghi nhớ dẫn đến chất lượng bài vở và két quả học tập sẽ suy giảm nghiêm trọng, không thể theo kịp bạn bè và không được như kỳ vọng của bố mẹ.
Bệnh trí nhớ kém khiến cho trẻ trở nên thụ động hơn với môi trường xung quanh, suy giảm khả năng sáng tạo và tư duy. Ngoài ra, trí nhớ kém có thể khiến cho trẻ dễ bị kích động, thay đổi tích cách, thường xuyên cáu gắt.
Chức năng não bộ của trẻ có thể bị rối loạn khiến hệ thống mạch máu trong cơ thể bị suy yếu nghiêm trọng.
Khi trẻ có trí nhớ kém thì tâm lý trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng vì con sẽ luôn nghĩ mình kém cỏi, không bằng bạn bằng bè và trở nên tự ti, khép kín, ngại giao tiếp với mọi người.
Các giải pháp khắc phục bệnh trí nhớ kém ở trẻ em
Hầu hết những bé bị bệnh trí nhớ kém sẽ cảm thấy chán nản, tự ti trong học tập do tiếp thu chậm nên dễ bị sa sút trong học tập, không theo kịp bạn bè, việc này rất ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ nên tìm các giải pháp khắc phục bệnh trí nhớ kém của trẻ càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả mà bố mẹ có thẻ áp dụng và rèn luyện cho con.
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ
Để não bộ và trí nhớ có thể phát triển toàn diện nhất thì việc bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ là vô cùng quan trọng. Các chất dịnh dưỡng đến từ nhiều nguồn thực phẩm hàng ngày như cá hồi, bí đỏ, mật ong, trứng gà hoặc có thể bổ sung thêm các loại sữa tăng cường trí não cho trẻ như sữa non trí não, sữa hạt trí não, cốm trí não,..
Thiết lập giờ giấc sinh hoạt khoa học cho trẻ
Bố mẹ nên rèn luyện thói quen ăn uống ngủ nghỉ đúng giờ cho trẻ, tạo điều kiện cho con được ngủ đủ giấc. Giấc ngủ vô cùng quan trọng và cần thiết cho sức khỏe não bộ của trẻ, giúp não bộ tập trung tốt, tiếp thu nhanh những hiện tượng trẻ quan sát hoặc học được trong ngày.
Khuyến khích trẻ tập thể dục hàng ngày
Khuyến khích trẻ tập thể dục hàng ngày hoặc tham gia các môn thể thao cùng con là phương pháp giúp máu lưu thông tốt để cung cấp các dưỡng chất và lượng oxy đủ nuôi dưỡng tế bào não phát triển, tinh thần được thư giãn.
Tạo cho trẻ tâm lý thoải mái
Đối với những trẻ trí nhớ kém thì bố mẹ không nên đặt quá nhiều áp lực hay kì vọng quá cao cho con trong học tập vì như vậy sẽ vô tình khiến con cảm thấy sợ hãi, chán nản.
Thay vào đó, bố mẹ hãy tích cực động viên, khích lệ cho con, có những phần thưởng nhỏ khi con hoàn thành nhiệm vụ hoặc cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa để có cơ hội giao tiếp với nhiều bạn bè cũng trang lứa hơn.
Tạo cho con những thói quen tốt
Bố mẹ nên tạo cho con thói quen thiết lập kế hoạch cụ thể, rõ ràng theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng. Để cải thiện tốt cho trẻ sự tập trung, ghi nhớ, kỹ năng tổ chức, quản lý và tổ chức công việc thì ba mẹ có thể hướng dẫn con tạo các mốc thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ và giúp con hoàn thành xuất sắc.
Chơi các trò chơi rèn luyện trí nhớ
Việc tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính, ti vi cũng sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ, thay vào đó bố mẹ có thể khuyến khích con chơi các trò chơi rèn luyện trí nhớ, trí thông minh, cần sự tập trung, phản xạ tốt như xếp hình, lắp logo, giải ô chữ, giải rubic,…
Đặt mục tiêu ngắn hạn
Cách học tập rất hiệu quả đối với những trẻ thiếu tập trung, khả năng ghi nhớ kém đó là bố mẹ có thể giới hạn thời gian hoàn thành bài tập hoặc những nhiệm vụ được giao, chia các mục tiêu ngắn hạn cho bé từ khoảng 15 – 20 phút. Sau khi hoàn thành bài tập thì hãy cho trẻ được thư giãn, nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng và tập trung tốt hơn.
Dành thời gian trò chuyện với trẻ nhiều hơn
Đây là phương pháp vô cùng hiệu quả mà bất cứ ba mẹ nào cũng nên áp dụng để nuôi dạy con được tốt hơn. Rất nhiều trẻ trí nhớ kém, thiếu tập trung trong học tập do không hiểu bài, không theo kịp bạn bè nhưng ngại nói với cô giá.
Chính vì vậy, bố mẹ nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện cùng con để con có thể chia sẻ suy nghĩ, nguyện vọng, tâm tư tình cảm, từ đó giúp con xử lý hoặc hướng dẫn con cách giải quyết tốt nhất.
Song song với các phương pháp trên thì bố mẹ có thể bổ sung thêm cho bé thực phẩm tốt cho trí não giúp tăng cường và phát triển sức khỏe não bộ cho trẻ. Sản phẩm ThomiSure là lựa chọn của nhiều bố mẹ hỗ trợ bổ dung cho trí não của trẻ các thành phần như DHA, Omega 3 tốt cho trí nhớ.
Địa chỉ: 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 0936.234.144