NGUYÊN NHÂN TIẾP THU CHẬM VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HIỆU QUẢ

nguyen-nhan-tiep-thu-cham-10-giai-phap-cai-thien-hieu-qua-02

Tình trạng tiếp thu chậm của trẻ là vấn đề vô cùng đáng báo động hiện nay, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ mà còn gây ra nhiều hệ lụy khác như kết quả học tập giảm sút, mất tập trung, trí nhớ giảm. Rất nhiều bậc phụ huynh luôn băn khoăn tìm kiếm nguyên nhân cốt lõi cũng như cách khắc phục tình trạng này. Nguyên nhân tiếp thu chậm là gì? Giải pháp hiệu quả cho hội chứng này? Mọi thắc mắc sẽ được ThomiSure giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân bệnh tiếp thu chậm ở trẻ

Việc tiếp thu chậm có thẻ khiến trẻ có trí thông minh thấp hơn những đứa trẻ bình thường. Theo nguyên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, điển hình là những nguyên nhân dưới đây.

Nguyên nhân bệnh đến từ dinh dưỡng và môi trường

Theo nhiều nghiên cứu, các chuyên gia trên thế giới đã chứng minh vai trò vô cùng quan trọng của dinh dưỡng đối với cơ thể của trẻ. Chính vì vậy, việc không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ trong quá trình phát triển cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng này ở trẻ.

nguyen-nhan-tiep-thu-cham-10-giai-phap-cai-thien-hieu-qua-03

Một trong những chất cực kỳ quan trọng được coi là nền móng cho sự phát triển của não bộ đó chính là DHA. Khi DHA bị thiếu hụt thì não bộ sẽ không đủ dinh dưỡng, không thể vận hành hoạt động xử lý thông tin một cách bình thường. Mặc dù có bổ sung DHA trong thực phẩm hàng ngày nhưng hàm lượng không đủ, đây chính là nguyên nhân trẻ mắc phải tình trạng này.

Bên cạnh đó, nếu trẻ đang phải sống trong một môi trường thiếu lành mạnh, không gian học tập và phát triển bị hạn chế cũng là nguyên nhân gây tiếp thu chậm.

Nguyên thân do di truyền và bẩm sinh

Nguyên nhân tiếp thu chậm ở trẻ có thể đến từ do bẩm sinh hoạc do di truyền, một số bệnh chậm phát triển có thể đi kèm với bênh chậm tiếp thu như: dị dạng nhiễm sắc thể, rối loạn nội tiết, rối loạn tiêu hóa, dị hình sọ não,…

Tuy nhiên đây chỉ là những nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh tiếp thu chậm ở trẻ và tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện.

Do trẻ bị chấn thương tâm lý

Việc trẻ tiếp thu chậm, học tập không tập trung có thể bắt nguồn từ nguyên nhân trẻ đã phải trải qua chấn thương tâm lý trong quá khứ khiến cho trẻ chậm phát triển.

Các hình thức chấn thương khác nhau như chấn thương tâm lý ,chấn thương thể chất, chấn thương tình cảm đều có thể tác động tiêu cực lên sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân do trẻ bị sinh non

Việc trẻ tư duy chậm, tiếp thu chậm, học chậm có thể đến từ việc sinh non. Sinh non làm trẻ. Việc sinh non sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh như phát triển trí tuệ, bại não, khiếm thính, khiếm thị. Các loại bệnh này có thể là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiếp thu và học hỏi của trẻ.

Nguyên nhân tiếp thu chậm do trẻ mắc các bệnh về thần kinh

Một lý do phổ biến nữa khiến trẻ chậm tiếp thu, học tập chậm đó là do bệnh lý về não hoặc hệ thống thần kinh, tình trạng này khiến trẻ không thể theo kịp các bạn đồng trang lứa.

Các chứng bệnh trên thông thường sẽ có thể khắc phục, tuy nhiên nếu chưa thể chữa khỏi thì nên hiểu để kiểm soát nó

Do trẻ mắc các vấn đề về thính giác

Trẻ chậm tiếp thu chậm là vì gặp khó khăn với thính giác. Việc tiếp thu qua âm thanh là khó với các trẻ tiếp thu chậm, vì vậy trẻ hay đặt ra các câu trả lời không phù hợp với câu hỏi đã đưa ra.

Trẻ gặp vấn đề với việc đúng ngữ pháp vì thường diễn đạt qua hình ảnh hơn là dùng chữ viết.

Do trẻ gặp vấn đề về thị giác

Nguyên nhân tiếp thu chậm của trẻ có thể do trẻ gặp các vấn đề liên quan đến thị giác, có thể trẻ thích học qua giao tiếp hơn là qua hình ảnh. Rất khó để trẻ phân biệt các đồ vật có kích thước, màu sắc, hình dạng khác nhau, giống như và gặp khó khăn trong việc ghi nhớ.

nguyen-nhan-tiep-thu-cham-10-giai-phap-cai-thien-hieu-qua-04

Có thể thấy các nguyên nhân bệnh tiếp thu của trẻ diễn ra vô cùng đa dạng, trong đó vấn đề dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy ba mẹ nên đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ, chăm sóc trẻ từ những giai đoạn đầu đời để có thể hạn chế được tình trạng tiếp thu chậm của trẻ.

10 giải pháp cải thiện tình trạng tiếp thu chậm hiệu quả

Có rất nhiều phương pháp để bố mẹ có thể cải thiện tình trạng tiếp thu chậm của trẻ, dưới đây là một số phương pháp đã được ứng dụng và kiểm chứng tính hiệu quả.

Đánh giá rõ năng lực học tập của con

Rất nhiều đứa trẻ có vấn đề trong học tập như khả năng tập trung kém, gặp nhiều khó khăn trong việc viết chữ, mắc chứng khó đọc, khó nhận diện hình dạng, con số, khó tính toán.

Do đó, việc hiểu rõ tình trạng của bé, hiểu rằng mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng nhận thức, học tập khác nhau từ đó giúp con phát triển đúng hướng, không so sánh con với bạn bè trang lứa hoặc ép buộc quá mức.

Tìm hiểu nguyên nhân chậm tiếp thu

Bố mẹ có thể xác định xem đâu là nguyên nhân làm trẻ tiếp thu chậm, học chậm trong các nguyên nhân kể trên để xác định và tìm ra giải pháp phù hợp.

Ví dụ, trong trường hợp trẻ tiếp thu chậm do tổn thương tâm lý trong quá khứ thì có thể tìm đến bác sĩ tâm lý để điều trị.

Tích cực khen ngợi khi con có tiến bộ

Đây chính là động lực có tác dụng tiếp sức kì diệu đối với những trẻ tiếp thu chậm, học chậm.

Để trẻ có thể tự tin, hào hứng tiếp tục học hỏi thì hãy ghi nhận từ những nỗ lực nhỏ nhất của trẻ cũng như đưa ra phần thưởng phù hợp cho từng thử thách mà trẻ vượt qua.

nguyen-nhan-tiep-thu-cham-10-giai-phap-cai-thien-hieu-qua-05

Bố mẹ có thể đặt những phần thưởng cho từng cột mốc quan trọng cho con như hoàn thành bài kiểm tra hoặc kết quả tốt khi thi giữa kì, cuối kì để trẻ có động lực tập trung vào nhiệm vụ được giao.

Chia nhỏ các mục tiêu

Khi dạy những đứa trẻ tiếp thu chậm, một điều cần lưu ý đó là hãy đặt những mục tiêu nhỏ, phù hợp cho trẻ đạt được trong tầm với. Bố mẹ sẽ cần có trách nhiệm hiểu được mức độ hoặc những gì con mình có thể làm được khi giao nhiệm vụ cho con.

Dạy cho trẻ không chùn bước trước thất bại

Thật bạ không phải là xấu mà nó là động lực để chạm đến thành công, không ai trong cuộc sống này chưa từng trải qua thất bại.

Đối với những trẻ chậm tiếp thu thì có thể con sẽ thấy tự ti khi thụt lùi hơn những bạn khác. Bố mẹ hãy dạy con việc thất bại là hết sức bình thường, tuyệt đối không được chì chiết, mắng mỏ mà hãy khuyến khích con làm lại.

Học cách kiên nhẫn

Khả năng nhận thức và phản ứng của trẻ tiếp thu chậm không thể bằng những đứa trẻ bình thường nên bố mẹ phải đảm bảo mình không được mất bình tĩnh khi dạy trẻ, không được nổi nóng hay hét lên khi trẻ làm sai, làm hỏng vì như thế sẽ khiến con mất đi động lực học tập.

Tìm kiếm các lớp học thêm

Một trong những giải pháp hiệu quả nhất với trẻ chậm tiếp thu được rất nhiều bố mẹ áp dụng thành công đó là tìm kiếm các lớp học thêm cho trẻ.

Việc tương tác, giao tiếp với nhiều bạn bè cùng lứa tuổi sẽ giúp con trẻ cảm thấy tự tin hơn, khả năng khám phá thế giới xung quanh cũng sẽ tăng lên.

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa

Việc tham gia hoạt động ngoại khóa để tạo môi trường tích cực cho trẻ phát triển được rất nhiều trườn ứng dụng vào phương pháp giáo dục hiện nay.

khuyen-khich-tre-tham-gia-hoat-dong-ngoai-khoa

Bố mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa mà con cảm thấy hứng thú để con dễ hoàn nhập và tự tin hơn.

Tập cho trẻ tương tác và giao tiếp bằng lời nói

Bố mẹ kết hợp cùng giáo viên hãy dạy cho trẻ chậm tiếp thu cách thể hiện quan điểm, nói lên suy nghĩ, tâm tư tình cảm mình về mọi vấn đề xung quanh trẻ.

Bố mẹ có thể hỏi trẻ về một ngày học tập tại trường, thảo luận các bài học, chương trình giải trí, âm nhạc, các câu chuyện về bạn bè.


Địa chỉ: 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 0936.234.144

Trả lời